THÔNG BÁO RÀ SOÁT THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NĂM 2024Ngày 12/08/2024 15:45:31 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ CẨM PHÚ |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
|
|
| Cẩm Phú, ngày 25 tháng 6 năm 2024 | Số: 63 /KH-UBND | | | | | | | KẾ HOẠCH Rà soát, thu thập thông tin người khuyết tật trên địa bàn xã Cẩm Phú năm 2024 Thực hiện Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 14/06/2024 của UBND huyện Cẩm Thủy về việc rà soát, thu thập thông tin người khuyết tật trên địa bàn huyện Cẩm Thủy năm 2024. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Phú xây dựng Kế hoạch rà soát, thu thập thông tin người khuyết tật trên địa bàn xã với nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Rà soát, thống kê đầy đủ số lượng người khuyết tật; thu thập đầy đủ, chính xác thông tin về người khuyết tật; hình thành cơ sở dữ liệu về người khuyết tật phục vụ việc phân tích, đánh giá, quản lý và thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật; làm cơ sở xây dựng các chương trình, đề án, dự án, chính sách trợ giúp người khuyết tật, chính sách xã hội; thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách cho người khuyết tật trên địa bàn xã. 2. Yêu cầu - Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác thông tin của người khuyết tật (theo độ tuổi; dạng khuyết tật; mức độ khuyết tật; giấy xác nhận khuyết tật; chính sách đang thụ hưởng; nhu cầu trợ giúp,
) đáp ứng yêu cầu kết nối với dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số. - Công tác rà soát phải được tiến hành từ thôn, do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện; đảm bảo tính chính xác, không bỏ sót đối tượng và đúng tiến độ thời gian quy định. - Kết quả rà soát người khuyết tật được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt, phải có độ tin cậy cao, được sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý, cập nhật thường xuyên hàng năm, can thiệp trợ giúp và thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn xã. II. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG, TIÊU CHÍ RÀ SOÁT 1. Phạm vi rà soát Thực hiện trên địa bàn 6 thôn của xã 2. Đối tượng rà soát Người khuyết tật1 , hộ gia đình có người khuyết tật đang sinh sống tại cộng đồng theo Luật cư trú. 3. Tiêu chí rà soát - Người khuyết tật: Là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. - Các dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác2. + Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. + Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. + Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. + Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. + Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. + Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp 5 dạng khuyết tật trên. - Mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ; khuyết tật nặng; khuyết tật đặc biệt nặng3. + Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. + Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
1Bao gồm người khuyết tật đã được xác định MĐKT, cấp Giấy xác định MĐKT; NKT là thương, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học da cam Đioxin, bị tai nạn lao động; người khuyết tật nhẹ chưa được xác định MĐKT, chưa được cấp giấy xác nhận MĐKT,... 2 Biểu hiện của các dạng khuyết tật được quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần III, mẫu số 2 và mẫu số 3 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 1346/VBHN-BLĐTBXH ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 3 Biểu hiện của mức độ khuyết tật được quy định tại các mục 1, 2 phần IV, mẫu số 2; phần IV mẫu số 03 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 1346/VBHN-BLĐTBXH ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa. + Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 02 trường hợp quy định trên. - Giấy xác nhận khuyết tật: do Chủ tịch UBND cấp xã ký ban hành trên cơ sở Kết luận do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc kết luận của Biên bản giám định y khoa (cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương). - Các chính sách thụ hưởng, nhu cầu trợ giúp: trợ cấp xã hội hằng tháng, ưu đãi người có công, tai nạn lao động; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; dạy nghề và việc làm; văn hóa, thể theo, giải trí và du lịch; công trình công cộng, giao thông, thông tin và truyền thông,
III. PHƢƠNG PHÁP, QUY TRÌNH RÀ SOÁT 1. Phƣơng pháp rà soát + Tổ rà soát sử dụng phương pháp phỏng vấn; quan sát trực tiếp người khuyết tật (thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật); khai thác thông tin trên giấy xác nhận khuyết tật, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ trợ cấp xã hội hằng tháng. + Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo quy định4 . 2. Quy trình rà soát 2.1. Công tác chuẩn bị rà soát - Xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát tại xã; tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc rà soát người khuyết tật trên các phương tiện truyền thông. - Nhận và cấp tài liệu, phiếu rà soát cho các thôn. - Phối hợp tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch, tập huấn nghiệp vụ (tại xã) cho cán bộ xã; cán bộ thôn và tổ rà soát, rà soát viên. - Thành lập Tổ rà soát tại các thôn do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập (thành phần gồm Trưởng thôn; công an viên, cán bộ dân số/y tế thôn
); hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc triển khai rà soát. 2.2. Tổ chức rà soát - Bƣớc 1: + UBND xã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho công chức phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng - Thống kê chủ trì, phối hợp, hướng dẫn 4Tại Văn bản hợp nhất số 1346/VBHN-BLĐTBXH ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Thông tư Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trưởng thôn, Tổ rà soát lập danh sách người khuyết tật trên địa bàn làm cơ sở tổ chức thực hiện rà soát. + Tổ rà soát lập danh sách người có biểu hiện khuyết tật thuộc diện rà soát (khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật) theo từng thôn. - Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện rà soát người khuyết tật theo danh sách Trên cơ sở danh sách người khuyết tật sinh sống trên địa bàn thôn: UBND cấp xã tiếp nhận phiếu hoặc in phiếu (theo mẫu); phân bổ phiếu rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật cho Trưởng thôn, Tổ rà soát để phân bổ cho Rà soát viên của thôn tiến hành rà soát, thu thập thông tin về người khuyết tật theo danh sách, địa bàn được phân công. - Bƣớc 3: Cập nhật thông tin, phân loại người khuyết tật lên biểu Excel (theo mẫu chung) và tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về UBND xã. + Rà soát viên nộp Phiếu rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật đã được rà soát cho Trưởng thôn, Tổ rà soát để tổng hợp, kiểm tra và nộp về UBND cấp xã (công chức phụ trách chính sách xã hội nhận). Trường hợp Phiếu rà soát không đảm bảo thì yêu cầu Rà soát viên thực hiện rà soát lại đảm bảo đúng quy định. Trên cơ sở Phiếu rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật của các thôn trên địa bàn nộp về UBND xã; UBND xã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho công chức phụ trách chính sách xã hội, Văn phòng - Thống kê cập nhật thông tin về người khuyết tật lên biểu Excel (theo mẫu chung) đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tập huấn hướng dẫn sử dụng. - Bƣớc 4: + Căn cứ các biểu mẫu tổng hợp trên biểu Excel, UBND xã in kết quả rà soát theo từng loại biểu mẫu tổng hợp và kiểm tra, ký xác nhận vào các biểu mẫu tổng hợp theo quy định; báo cáo kết quả rà soát về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nộp kèm theo các bảng tổng hợp và toàn bộ Phiếu rà soát). + Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tiếp nhận Phiếu rà soát của cấp xã; thẩm định, nghiệm thu kết quả rà soát (gồm: Phiếu rà soát, đối chiếu số liệu của các biểu tổng hợp trên biểu tổng hợp Excel và các biểu tổng hợp xã đã ký, đóng dấu); tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát toàn huyện. Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện báo cáo kết quả rà soát về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bƣớc 5: Xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật + UBND cấp xã tuyên truyền, hướng dẫn NKT được rà soát chưa có giấy xác nhận khuyết tật lập hồ sơ đề nghị xác định MĐKT, cấp giấy xác nhận MĐKT (gồm cả thương, bệnh binh, người bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, người bị khuyết tật nhẹ,
) + Hội đồng xác định MĐKT thực hiện họp, xác định MĐKT, cấp giấy xác nhận khuyết tật. (Có hướng dẫn và mẫu phiếu rà soát, khảo sát, phiếu tổng hợp kèm theo). IV. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 1. Giai đoạn chuẩn bị rà soát: Dự kiến xong trước ngày 30/6/2024. Công chức chuyên môn sẽ tham dự lớp tập huấn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị các điều kiện cho công tác rà soát, gồm: thiết kế, in, cấp phát Phiếu rà soát, biểu mẫu tổng hợp, tài liệu hướng dẫn rà soát; tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát cho công chức huyện, xã. 2. Giai đoạn triển khai và tổ chức rà soát: Dự kiến xong trước ngày 30/8/2024. UBND xã xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát; tổ chức tuyên truyền, phổ biến; tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát; tiến hành rà soát người khuyết tật, cụ thể: - Xây dựng, ban hành kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến; tập huấn nghiệp vụ rà soát: hoàn thành trước ngày 15/7/2024. - Tổ chức rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật và cập nhật thông tin người khuyết tật vào biểu mẫu Excel: hoàn thành trước ngày 30/8/2024. 3. Giai đoạn kết thúc, tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát: Dự kiến xong trƣớc ngày 15/9/2024 - UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, hoàn thành: Trước ngày 05/9/2024. - UBND huyện tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: trước ngày 15/9/2024. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Từ nguồn Ngân sách nhà nước năm 2024 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Các nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có). VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công chức VH XH (Phụ trách LĐTBXH) - Chủ trì, tham mưu UBND xã xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát thu thập thông tin về Người khuyết tật và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật trên địa bàn các thôn trong xã; tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ rà soát; hướng dẫn, hỗ trợ các thôn trong cập nhật thông tin về người khuyết tật lên biểu mẫu Excel; tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát theo quy định; thực hiện lưu trữ hồ sơ rà soát về người khuyết tật, Phiếu thu thập thông tin về người khuyết tật. - Tham mưu cho UBND xã thành lập các Tổ rà soát của xã, thôn và phân công chịu trách nhiệm theo từng địa bàn thôn để theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát công tác rà soát tại địa phương; - Hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện rà soát theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ đề ra; thực hiện phúc tra, nghiệm thu kết quả rà soát theo đúng hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức lưu trữ hồ sơ rà soát về người khuyết tật theo quy định. - Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về UBND huyện và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định. 2. Công chức Tài chính kế hoạch. Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện công tác rà soát theo kế hoạch. Hướng dẫn việc thanh toán, thực hiện quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành. 3. Công chức Văn hoá Thông tin. Hướng dẫn các đơn vị thôn trên địa bàn xã thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc rà soát thu thập thông tin về Người khuyết tật trên địa bàn xã; Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, trang thông tin điện tử xã và hướng dẫn hệ thống truyền thanh cơ sở kịp thời thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch rà soát. 4. Đề nghị Uỷ ban MTTQ xã, các đoàn thể chính trị Phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện Kế hoạch này; giám sát công tác rà soát thu thập thông tin người khuyết tật tại các địa phương, kịp thời phản ánh những bất cập trong quá trình rà soát. 5. Các thôn trong xã - Căn cứ nội dung Kế hoạch của UBND xã, tổ chức thực hiện rà soát, khảo sát theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ đề ra; chọn và bố trí cán bộ/cộng tác viên thực hiện công tác rà soát, khảo sát phù hợp với địa bàn của thôn; - Trong quá trình rà soát, nếu người khuyết tật chưa được xác định mức độ khuyết tật, các đơn vị thôn hướng dẫn người dân đến UBND xã để NKT được hướng dẫn làm thủ tục theo quy định và được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, thực hiện xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật theo đúng quy định. - Phối hợp với Công chức Văn hóa TT thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Kế hoạch rà soát, khảo sát thông tin về người khuyết tật trên hệ thống loa phát thanh của xã. Đồng thời triển khai lồng ghép tại các cuộc họp dân, sinh hoạt hội để quán triệt triển khai các nội dung về thực hiện kế hoạch để cán bộ, người dân biết, thực hiện. - Theo dõi cập nhật thông tin về người khuyết tật của thôn - Rà soát theo từng loại biểu mẫu và kiểm tra, ký xác nhận vào các biểu mẫu tổng hợp theo quy định; báo cáo kết quả rà soát về UBND xã (qua CC.Chính sách) kèm theo các bảng tổng hợp và toàn bộ Phiếu rà soát theo quy định. Trên đây là Kế hoạch rà soát, thống kê thông tin Người khuyết tật trên địa bàn xã năm 2024; Đề nghị các công chức chuyên môn, các ban ngành, đoàn thể có liên quan và các thôn nghiêm túc tổ chức thực hiện.
Nơi nhận: - Chủ tịch; Phó Chủ tịch UBND xã; - Các hội đoàn thể; - Các ngành CC chuyên môn; - 06 thôn. - Trang Thông tin điện tử của xã; - Lưu: VT, CS. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Bùi Văn Lịch
Đăng lúc: 12/08/2024 15:45:31 (GMT+7)
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ CẨM PHÚ |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
|
|
| Cẩm Phú, ngày 25 tháng 6 năm 2024 | Số: 63 /KH-UBND | | | | | | | KẾ HOẠCH Rà soát, thu thập thông tin người khuyết tật trên địa bàn xã Cẩm Phú năm 2024 Thực hiện Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 14/06/2024 của UBND huyện Cẩm Thủy về việc rà soát, thu thập thông tin người khuyết tật trên địa bàn huyện Cẩm Thủy năm 2024. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Phú xây dựng Kế hoạch rà soát, thu thập thông tin người khuyết tật trên địa bàn xã với nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Rà soát, thống kê đầy đủ số lượng người khuyết tật; thu thập đầy đủ, chính xác thông tin về người khuyết tật; hình thành cơ sở dữ liệu về người khuyết tật phục vụ việc phân tích, đánh giá, quản lý và thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật; làm cơ sở xây dựng các chương trình, đề án, dự án, chính sách trợ giúp người khuyết tật, chính sách xã hội; thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách cho người khuyết tật trên địa bàn xã. 2. Yêu cầu - Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác thông tin của người khuyết tật (theo độ tuổi; dạng khuyết tật; mức độ khuyết tật; giấy xác nhận khuyết tật; chính sách đang thụ hưởng; nhu cầu trợ giúp,
) đáp ứng yêu cầu kết nối với dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số. - Công tác rà soát phải được tiến hành từ thôn, do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện; đảm bảo tính chính xác, không bỏ sót đối tượng và đúng tiến độ thời gian quy định. - Kết quả rà soát người khuyết tật được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt, phải có độ tin cậy cao, được sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý, cập nhật thường xuyên hàng năm, can thiệp trợ giúp và thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn xã. II. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG, TIÊU CHÍ RÀ SOÁT 1. Phạm vi rà soát Thực hiện trên địa bàn 6 thôn của xã 2. Đối tượng rà soát Người khuyết tật1 , hộ gia đình có người khuyết tật đang sinh sống tại cộng đồng theo Luật cư trú. 3. Tiêu chí rà soát - Người khuyết tật: Là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. - Các dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác2. + Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. + Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. + Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. + Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. + Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. + Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp 5 dạng khuyết tật trên. - Mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ; khuyết tật nặng; khuyết tật đặc biệt nặng3. + Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. + Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
1Bao gồm người khuyết tật đã được xác định MĐKT, cấp Giấy xác định MĐKT; NKT là thương, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học da cam Đioxin, bị tai nạn lao động; người khuyết tật nhẹ chưa được xác định MĐKT, chưa được cấp giấy xác nhận MĐKT,... 2 Biểu hiện của các dạng khuyết tật được quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 phần III, mẫu số 2 và mẫu số 3 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 1346/VBHN-BLĐTBXH ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 3 Biểu hiện của mức độ khuyết tật được quy định tại các mục 1, 2 phần IV, mẫu số 2; phần IV mẫu số 03 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 1346/VBHN-BLĐTBXH ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa. + Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 02 trường hợp quy định trên. - Giấy xác nhận khuyết tật: do Chủ tịch UBND cấp xã ký ban hành trên cơ sở Kết luận do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc kết luận của Biên bản giám định y khoa (cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương). - Các chính sách thụ hưởng, nhu cầu trợ giúp: trợ cấp xã hội hằng tháng, ưu đãi người có công, tai nạn lao động; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; dạy nghề và việc làm; văn hóa, thể theo, giải trí và du lịch; công trình công cộng, giao thông, thông tin và truyền thông,
III. PHƢƠNG PHÁP, QUY TRÌNH RÀ SOÁT 1. Phƣơng pháp rà soát + Tổ rà soát sử dụng phương pháp phỏng vấn; quan sát trực tiếp người khuyết tật (thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật); khai thác thông tin trên giấy xác nhận khuyết tật, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ trợ cấp xã hội hằng tháng. + Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo quy định4 . 2. Quy trình rà soát 2.1. Công tác chuẩn bị rà soát - Xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát tại xã; tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc rà soát người khuyết tật trên các phương tiện truyền thông. - Nhận và cấp tài liệu, phiếu rà soát cho các thôn. - Phối hợp tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch, tập huấn nghiệp vụ (tại xã) cho cán bộ xã; cán bộ thôn và tổ rà soát, rà soát viên. - Thành lập Tổ rà soát tại các thôn do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập (thành phần gồm Trưởng thôn; công an viên, cán bộ dân số/y tế thôn
); hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc triển khai rà soát. 2.2. Tổ chức rà soát - Bƣớc 1: + UBND xã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho công chức phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng - Thống kê chủ trì, phối hợp, hướng dẫn 4Tại Văn bản hợp nhất số 1346/VBHN-BLĐTBXH ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Thông tư Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trưởng thôn, Tổ rà soát lập danh sách người khuyết tật trên địa bàn làm cơ sở tổ chức thực hiện rà soát. + Tổ rà soát lập danh sách người có biểu hiện khuyết tật thuộc diện rà soát (khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật) theo từng thôn. - Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện rà soát người khuyết tật theo danh sách Trên cơ sở danh sách người khuyết tật sinh sống trên địa bàn thôn: UBND cấp xã tiếp nhận phiếu hoặc in phiếu (theo mẫu); phân bổ phiếu rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật cho Trưởng thôn, Tổ rà soát để phân bổ cho Rà soát viên của thôn tiến hành rà soát, thu thập thông tin về người khuyết tật theo danh sách, địa bàn được phân công. - Bƣớc 3: Cập nhật thông tin, phân loại người khuyết tật lên biểu Excel (theo mẫu chung) và tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về UBND xã. + Rà soát viên nộp Phiếu rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật đã được rà soát cho Trưởng thôn, Tổ rà soát để tổng hợp, kiểm tra và nộp về UBND cấp xã (công chức phụ trách chính sách xã hội nhận). Trường hợp Phiếu rà soát không đảm bảo thì yêu cầu Rà soát viên thực hiện rà soát lại đảm bảo đúng quy định. Trên cơ sở Phiếu rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật của các thôn trên địa bàn nộp về UBND xã; UBND xã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho công chức phụ trách chính sách xã hội, Văn phòng - Thống kê cập nhật thông tin về người khuyết tật lên biểu Excel (theo mẫu chung) đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tập huấn hướng dẫn sử dụng. - Bƣớc 4: + Căn cứ các biểu mẫu tổng hợp trên biểu Excel, UBND xã in kết quả rà soát theo từng loại biểu mẫu tổng hợp và kiểm tra, ký xác nhận vào các biểu mẫu tổng hợp theo quy định; báo cáo kết quả rà soát về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nộp kèm theo các bảng tổng hợp và toàn bộ Phiếu rà soát). + Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tiếp nhận Phiếu rà soát của cấp xã; thẩm định, nghiệm thu kết quả rà soát (gồm: Phiếu rà soát, đối chiếu số liệu của các biểu tổng hợp trên biểu tổng hợp Excel và các biểu tổng hợp xã đã ký, đóng dấu); tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát toàn huyện. Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện báo cáo kết quả rà soát về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bƣớc 5: Xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật + UBND cấp xã tuyên truyền, hướng dẫn NKT được rà soát chưa có giấy xác nhận khuyết tật lập hồ sơ đề nghị xác định MĐKT, cấp giấy xác nhận MĐKT (gồm cả thương, bệnh binh, người bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, người bị khuyết tật nhẹ,
) + Hội đồng xác định MĐKT thực hiện họp, xác định MĐKT, cấp giấy xác nhận khuyết tật. (Có hướng dẫn và mẫu phiếu rà soát, khảo sát, phiếu tổng hợp kèm theo). IV. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 1. Giai đoạn chuẩn bị rà soát: Dự kiến xong trước ngày 30/6/2024. Công chức chuyên môn sẽ tham dự lớp tập huấn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị các điều kiện cho công tác rà soát, gồm: thiết kế, in, cấp phát Phiếu rà soát, biểu mẫu tổng hợp, tài liệu hướng dẫn rà soát; tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát cho công chức huyện, xã. 2. Giai đoạn triển khai và tổ chức rà soát: Dự kiến xong trước ngày 30/8/2024. UBND xã xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát; tổ chức tuyên truyền, phổ biến; tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát; tiến hành rà soát người khuyết tật, cụ thể: - Xây dựng, ban hành kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến; tập huấn nghiệp vụ rà soát: hoàn thành trước ngày 15/7/2024. - Tổ chức rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật và cập nhật thông tin người khuyết tật vào biểu mẫu Excel: hoàn thành trước ngày 30/8/2024. 3. Giai đoạn kết thúc, tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát: Dự kiến xong trƣớc ngày 15/9/2024 - UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, hoàn thành: Trước ngày 05/9/2024. - UBND huyện tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: trước ngày 15/9/2024. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Từ nguồn Ngân sách nhà nước năm 2024 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Các nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có). VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công chức VH XH (Phụ trách LĐTBXH) - Chủ trì, tham mưu UBND xã xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát thu thập thông tin về Người khuyết tật và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác rà soát thu thập thông tin về người khuyết tật trên địa bàn các thôn trong xã; tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ rà soát; hướng dẫn, hỗ trợ các thôn trong cập nhật thông tin về người khuyết tật lên biểu mẫu Excel; tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát theo quy định; thực hiện lưu trữ hồ sơ rà soát về người khuyết tật, Phiếu thu thập thông tin về người khuyết tật. - Tham mưu cho UBND xã thành lập các Tổ rà soát của xã, thôn và phân công chịu trách nhiệm theo từng địa bàn thôn để theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát công tác rà soát tại địa phương; - Hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện rà soát theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ đề ra; thực hiện phúc tra, nghiệm thu kết quả rà soát theo đúng hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức lưu trữ hồ sơ rà soát về người khuyết tật theo quy định. - Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về UBND huyện và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định. 2. Công chức Tài chính kế hoạch. Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện công tác rà soát theo kế hoạch. Hướng dẫn việc thanh toán, thực hiện quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành. 3. Công chức Văn hoá Thông tin. Hướng dẫn các đơn vị thôn trên địa bàn xã thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc rà soát thu thập thông tin về Người khuyết tật trên địa bàn xã; Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, trang thông tin điện tử xã và hướng dẫn hệ thống truyền thanh cơ sở kịp thời thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch rà soát. 4. Đề nghị Uỷ ban MTTQ xã, các đoàn thể chính trị Phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện Kế hoạch này; giám sát công tác rà soát thu thập thông tin người khuyết tật tại các địa phương, kịp thời phản ánh những bất cập trong quá trình rà soát. 5. Các thôn trong xã - Căn cứ nội dung Kế hoạch của UBND xã, tổ chức thực hiện rà soát, khảo sát theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ đề ra; chọn và bố trí cán bộ/cộng tác viên thực hiện công tác rà soát, khảo sát phù hợp với địa bàn của thôn; - Trong quá trình rà soát, nếu người khuyết tật chưa được xác định mức độ khuyết tật, các đơn vị thôn hướng dẫn người dân đến UBND xã để NKT được hướng dẫn làm thủ tục theo quy định và được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, thực hiện xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật theo đúng quy định. - Phối hợp với Công chức Văn hóa TT thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Kế hoạch rà soát, khảo sát thông tin về người khuyết tật trên hệ thống loa phát thanh của xã. Đồng thời triển khai lồng ghép tại các cuộc họp dân, sinh hoạt hội để quán triệt triển khai các nội dung về thực hiện kế hoạch để cán bộ, người dân biết, thực hiện. - Theo dõi cập nhật thông tin về người khuyết tật của thôn - Rà soát theo từng loại biểu mẫu và kiểm tra, ký xác nhận vào các biểu mẫu tổng hợp theo quy định; báo cáo kết quả rà soát về UBND xã (qua CC.Chính sách) kèm theo các bảng tổng hợp và toàn bộ Phiếu rà soát theo quy định. Trên đây là Kế hoạch rà soát, thống kê thông tin Người khuyết tật trên địa bàn xã năm 2024; Đề nghị các công chức chuyên môn, các ban ngành, đoàn thể có liên quan và các thôn nghiêm túc tổ chức thực hiện.
Nơi nhận: - Chủ tịch; Phó Chủ tịch UBND xã; - Các hội đoàn thể; - Các ngành CC chuyên môn; - 06 thôn. - Trang Thông tin điện tử của xã; - Lưu: VT, CS. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Bùi Văn Lịch
|